Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai phối hợp với Hiệp Hội Mắc ca Việt Nam tổ chức Hội thảo tiềm năng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Tại cuộc họp, các đại biểu được giới thiệu tổng quát về tiềm năng, triển vọng trồng và liên kết chuỗi giá trị để phát triển thị trường cây mắc ca trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Gia Lai có diện tích đất tự nhiên lớn, có thể trồng xen cây mắc ca trong cà phê và cây ăn quả, đồng thời có thể trồng cây mắc ca trên đất lâm nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa giá trị cao, nâng cao thu nhập cho người dân. Cây mắc ca được đưa và trồng tại Gia Lai từ năm 2010, nhưng đến năm 2018 mới phát triển mạnh. Đây là loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, so với các cây trồng khác thì cây mắc ca ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc và thu hoạch chiếm dưới 25% doanh thu. Tuy nhiên, để phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh cần thiết phải có cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân, đặc biệt là hỗ trợ về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca, đầu ra cho sản phẩm…
Ngoài ra các đại biểu còn cho biết thêm, hiện nay đang triển khai các cây trồng trên Tây Nguyên rất tốt sơ với hiện nay chỉ 20 tháng là xuất vườn. Ngày 16/11/2018 Bộ NN&PTNT đã ra thông tư quy định cây mắc ca là một trong 20 cây Lâm nghiệp ngoài gỗ. Do vậy mà tỉnh đã triển khai một loạt phương hướng nên nó là một loại giống cây rất tốt.
Tại Hội thảo các, các đại biểu cũng đã được phổ biến một số nội dung, kỹ thuật cơ bản về trồng và chăm sóc cây mắc ca; tìm hiểu về sản phẩm hạt mắc ca được trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.