Bảo quản thủy hải sản

BẢO QUẢN THỦY HẢI SẢN

1/ Trong đánh bắt xa bờ Hải sản: NanoIce lỏng, (hay đá lỏng, băng lỏng) được sản xuất ngay trên tàu đánh cá hoặc Tàu hậu cần. Băng lỏng được rót trực tiếp vào tôm, cá. Nếu nước biển có độ muối từ 1,5-3,5% với tỷ lệ băng trong nước từ 20-25 % có thể làm lạnh nhanh Hải sản xuống (-2–>-5°C) trong khoảng 20-30 phút, nhanh hơn nhiều so với các loại đá khác.

Đối với Hải sản đặc biệt (Cá Ngừ xuất cho Nhật…) có thể điều chỉnh (Tỷ lệ muối, tỷ lệ Băng/Nước và kích cỡ tinh thể) để đạt nhiệt độ đông lạnh -20 – >-25°C trong vòng 30-50 phút ngay trên tàu.

Đây cũng là các phương pháp bảo quản cá Ngừ sau đánh bắt của nhiều nước trên thế giới

Cũng có thể kết hợp việc sản xuất NanoIce trên bờ và cấp cho các tàu nhỏ hoặc đánh bắt gần bờ

Hình ảnh một số máy sản xuất NanoIce công suất nhỏ đặt trên tàu đánh cá

hoặc các máy công suất lớn đặt trên bờ

NanoIce lỏng với độ linh động cao và kích thước hạt nhỏ len lỏi vào các khoảng trống của tôm cá, cho phép bảo vệ tuyệt đối hải sản khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, kìm hãm các loại Enzim gây hại và giảm tối thiểu hiện tượng bay hơi của Hải sản.

Hải sản bảo quản bằng phương pháp truyền thống (Đá xay, đá vảy) được làm lạnh chậm về được nhiệt độ +2-+5°C sau 2-3 giờ nhưng vẫn bị bay hơi qua các khe hở. Đá được sản xuất phần lớn không phải đá sạch (do sử dụng nước không hợp vệ sinh, nhiễm phèn, sắt, mangan… vi khuẩn, ký sinh trùng…). Khi đó tôm cá bị biến chất, ôi thối … nhanh hơn nữa bởi vi sinh, vi khuẩn ngoại lai sâm nhập.

Trong các điều kiện trên tôm, cá trên các tàu đánh bắt sẽ giữ được lâu hơn gấp 2-3 lần so với bảo quản bằng Đá xay và Đá vảy và không bị ô nhiễm do vi sinh ngoại lai.

Điều này cho phép giảm chi phí chở đá xay từ cảng ra Ngư trường, giảm công xúc đá của Ngư phủ trên tàu và ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh và các chất ô nhiễm khác.

Hình ảnh cá Ngừ được đông lạnh ở nhiệt độ -25°C – >-30°C đạt các tiêu chuẩn Cá Shasomi xuất cho thị trường Nhật Bản.

So sánh với phương pháp bảo quản cá Ngừ tại Việt Nam

Như vậy sử dụng NanoIce lỏng cho phép giảm các chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm ngay sau khâu đánh bắt Hải sản

2/ Trong Bảo quản trung chuyển: Vẫn theo phương pháp như bảo quản trên tàu: Làm lạnh trực tiếp Hải sản bằng NanoIce lỏng trong các thùng nhựa, hộp xốp… sau khi tiếp nhận, phân loại Hải sản tại các Cảng Cá trước khi đưa hải sản vào chế biến hoặc vận chuyển đến khách hàng.

3/ Trong các Nhà máy chế biến thủy hải sản: NanoIce lỏng có thể sử dụng trong các khâu

– Tạo nước đá lạnh (với chất lỏng là nước ngọt, tỷ lệ Băng/nước <10%)-Phương pháp làm lạnh trực tiếp.

– Là tác nhân làm lạnh thay cho khí Freon hoặc Amoniac trong các dàn lạnh và cấp đông.

– Là tác nhân làm lạnh trong các Hệ điều hòa không khí cho nhà xưởng và văn phòng.

4/ Trong các phương tiện vận tải đông lạnh: Là tác nhân lạnh thay Freon hoạc Amoniac cho các tàu, xe đông lạnh Thủy Hải sản.

5/ Trong các kho chứa Thủy Hải sản, các quầy đông lạnh trong Cửa hàng và Siêu thị: NanoIce lỏng hoặc khô có thể phủ trực tiếp lên nhiều loại Thủy Hải sản trong các khay, quầy trưng bày sản phẩm trong các Cửa hàng Siêu thị hoặc là tác nhân lạnh thay Freon, Amoniac trong các tủ cấp đông và kho đông lạnh các sản phẩm thủy hải sản chế biến.

Nước để sản xuất NanoIce lỏng trong các nhà máy chế biến Thủy Hải sản, sử dụng để làm lạnh trực tiếp, phải đạt quy chuẩn 01:2009-BYT.